THỦY KÍCH VÀ CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN NHẤT

Xe bị thủy kích, xe bị ngập nước là nỗi kinh hoàng của những người đi ô tô. Vậy chúng ta phải làm gì khi gặp trường hợp thủy kích? Làm thế nào tiết kiệm nhất chi phí nếu xe bị thủy kích? AUTOVN911 chia sẻ tất cả về thủy kích trong bài viết này, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn.

1. ĐỘNG CƠ BỊ THỦY KÍCH NHƯ THẾ NÀO ???

Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ, dẫn đến hỏng máy.

Nước ngập vào hộc bình ắc quy

 

Nước ngập vào sàn xe làm ướt nội thất và các hộp điều khiển

Với điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió, chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gãy, đoạn gãy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy xe.

Nước ngập vào cổ hút máy động cơ

Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề, do hư hỏng nằm ở động cơ – trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, chi phí thường giao động từ vài chục triệu đồng khi chỉ phải thay tay biên, có khi lên vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới.

 

Nước tràn vào buồng khí đốt dẫn đến hiện tượng thủy kích gây bể lốc máy

Lái xe cần xác định rõ tư tưởng ban đầu là nếu xe bị thủy kích sẽ tốn rất nhiều chi phí để sữa chữa và nếu sữa chữa xe sau khi bị thủy kích thì xe không bao giờ đạt công suất 100% như ban đầu. Thủ tục hải quan và khung cơ sở pháp lý hiện tại cho việc thay mới động cơ là rất và cực kỳ phức tạp do khung hải quan quy chuẩn từng loại hàng hóa thuộc về dạng CKD.

AUTOVN911 xin chia sẻ cách ngăn ngừa và khắc phục do thủy kích gây ra cho xế yêu của bạn:

Khi điều khiển xe qua vùng có ngập nước: chúng ta không thể xác định chính xác mực nước ngập hiện tại và cũng khó biết rõ là ngập bao nhiêu thì xe mình sẽ bị thủy kích, chính vì những yếu tố cảm tính này dẫn đến chủ quan vì nghĩ rằng sẽ không sao, và chúng ta sẽ thực hiện hành vi có tính chất may rủi. Lời khuyên của chúng tôi dành cho các tài xế là: QUAN SÁT

2. QUAN SÁT:

Việc quan sát những xe chạy trước hoặc xe ngược chiều để ước chừng mực nước cụ thể, nhìn lề đường, cột tiêu đường, mép cống, … những công trình xung quanh bên đường để ước chừng mực nước đang ngập hiện tại, để đưa ra quyết định tiếp tục di chuyển hay quay đầu, hay dừng lại.

Mực nước bao nhiêu thì xe có thể lưu thông qua được??? Quy chuẩn này tùy thuộc vào hãng xe, dòng xe…. tùy theo kết cấu và bố trí của từng loại động cơ, … mà xác định cụ thể. Do vậy giới hạn này tùy vào xe cụ thể mà đưa ra con số chính xác nhất, không có quy chuẩn chung. Để chính xác nhất cần có thông tin được khuyên từ dealer hoặc kỹ thuật .

 Ví dụ: Xe BMW 320i, e90, đời 2009. Chúng tôi sẽ cho bạn lời khuyên mực nước xe có thể di chuyển qua được: tính từ tâm bánh xe trước đổ xuống là xe có thể đi qua (áp dụng trong điều kiện xe không có độ chế gì về động cơ) và tuân thủ những lời khuyên chúng tôi bên trên.

Ngược lại xe BMW 320i, f30, đời 2012 thì mực nước tối đa xe có thể lội qua là mép vành bánh xe (nước không được ngập con ruồi bơm bánh xe ở mực thấp nhất)

Bạn có thể inbox cho AUTOVN911 cung cấp: Loại xe gì?? Năm nào? Dòng xe?? – chúng tôi sẽ giúp bạn xác định mực nước mà xe có thể lưu thông khi di chuyển qua vùng nước.

3. CÁCH CHẠY XE QUA VÙNG NGẬP NƯỚC

  • Chạy chậm nhất có thể, xe chạy nhanh tạo làn sóng nước làm ảnh hưởng đến phương tiện khác, chạy nhanh lực cản nước lớn nhất nên các ốp nhựa, tấm che gầm,.. sẽ bị rớt ra ngoài dễ “mất tiền” để sữa chữa hoặc thay mới.
  • Chạy ở số nhỏ nhất: nếu là số sàn thì là số 1, số tự động thì chuyển về M1, số nhỏ nhất. Mục đích là momen xoắn của xe bạn đang ở mức cao, dễ dàng vượt qua những chướng ngại vật nằm bên dưới mức nước mà bạn không quan sát được, động cơ sẽ khó chết máy nhất vì không bị quá tải bất ngờ, bạn kiểm soát lái tốt nhất ở điều kiện này.
  • Không nên đạp gaz: hạn chế tối đa việc đạp chân gaz, để động cơ ở mức vòng tua thất nhất đủ để bò qua vùng nước ngập là được. Việc đạp gaz mạnh là thói quen vô cùng tai hại của các cánh tài xế, vì họ nghĩ sẽ chạy qua nước nhanh nhất sẽ không bị thủy kích, đây là 1 quan điểm sai lầm nhất của lái xe. Vì khi bạn đạp gaz thì lực hút lớn nhất nên rất dễ hút nước vào động cơ và hút rất nhiều. Khi đạp gaz thì vòng tua động cơ là cao nhất dễ bị hút nước vào, với quán tính hiện tại ở vòng tua cao, động cơ của xe bạn sẽ nát bươm và vỡ vụn, không còn khả năng sữa chữa. Do vậy, lời khuyên của autovn911 là: hạn chế tối đa việc đạp gaz, chân ga ở mức nhỏ nhất có thể, vòng tua máy ở mức nhỏ nhất có thể.

 

4. TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH CỦA TỪNG THIẾT BỊ TRÊN XE KHI QUA VÙNG NGẬP

  • Không được bật máy lạnh: Khi bật máy lạnh thì quạt giải nhiệt quay rất nhanh, khi di chuyển qua nước dễ làm cánh quạt bị gãy, quạt giải nhiệt quay dưới nước sẽ rất nhanh hư và vô tình nó là cái máy múc nước văng cao hơn nên khả năng thủy kích cao hơn. Lốc lạnh ngắt thì tải động cơ sẽ giảm, vòng tua máy giảm thì động cơ sẽ đủ sức cấp cho xe bò qua vùng ngập, dây curoa sẽ không bị trượt ra khỏi puly do nước làm mất hệ số ma sát, hạn chế tối đa việc văng dây curoa ra ngoài rãnh tì.
  • Tắt nhạc, hạ kính xuống khoảng 2cm, tháo seat-belt (dây an toàn), xe phải ở trạng thái unlock ( không khóa cửa): việc này sẽ là cứu cánh của xe nên chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ.

                + Tắt nhạc: là để tập trung hơn và nghe được nhiều âm thanh bất thường của xe.         

               + Tháo sealt betl là để rời xe nhanh nhất nếu lỡ bị trôi xe.

              + Unlock cửa trước khi qua vùng ngập giúp chúng ta nhanh chóng rời xe. Đồng thời phòng trường hợp nếu chúng ta không ra ngoài được, người ngoài có thể tiếp cận, giúp đỡ. Chúng ta thử hình dung, nếu xe đang di chuyển qua vùng nước thì hệ thống điện gặp sự cố, làm sao chúng ta tự mở cửa ra ngoài, người bên ngoài cũng không mở được cửa giúp đỡ.

              + Nên hạ nhẹ cửa kính xuống tầm 2cm để có thể kêu cứu và đủ lượng oxy để thở, vì khi bị ngập nước dễ sinh ra chập điện, rất có thể là cửa kính bằng điện của xe không hoạt động, cơ hội sống của chúng ta sẽ bị mất đi 80% nếu không đủ oxy để thở và âm thanh kêu cứu bên ngoài không thể nghe thấy để trợ giúp nếu cửa kính đóng kín.

5. GIỮ KHOẢNG CÁCH VỚI NHỮNG PHƯƠNG TIỆN XUNG QUANH NHƯ THẾ NÀO?

Khi vào vùng ngập, hệ thống điều khiển lái xe rất khó.  Lúc này hệ số ma sát bám đường của xe sẽ giảm đi 30-50%, hệ thống phanh giảm khoảng 30% . Vì vậy chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Giữ khoảng cách tối thiểu đối với xe phía trước từ 3 – 5m. Ngoài việc hệ thống phanh & bám đường giảm tác dụng thì đề phòng trước hợp xe phía trước chết máy đột ngột, chúng ta cần có đủ khoảng trống để an toàn chuyển làn xe để đi tiếp. Trường hợp khoảng cách xe quá gần xe phía trước, chúng ta không thể chuyển làn đường khác được, đồng nghĩa với việc xe đứng giữa nước và chấp nhận nước ngập trong thời gian dài & nặng hơn.
  • Giữ khoản cách với xe 2 bên nhiều nhất có thể vì xe có khả năng bị trôi, dạt do sóng nước dễ tạo ra các va chạm ngoài ý muốn.
  • Bật đèn ưu tiên (hazad), hạn chế sử dụng còi xe trong khi qua vùng nước vì dễ sẽ làm còi xe bị hư.

6. CẦN LÀM GÌ KHI ĐANG DI CHUYỂN QUA VÙNG NƯỚC VÀ XE ĐỘT NGỘT CHẾT MÁY

Những quyết định đúng đắn trong lúc này là cực kỳ quan trọng. Việc này quyết định chúng ta tiêu tốn chi phí phí sữa chữa vài chục triệu hay vài trăm triệu. Để hạn chế tối đa thiệt hại chúng ta cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắt sau:

  • Giữ bình tĩnh, quan sát mọi thứ xung quanh để chuẩn bị di chuyển ra ngoài và bỏ xe lại.
  • Thu gom những vật dụng quan trọng trên xe bỏ vào túi, cho tất cả các thành viên ra khỏi xe.
  • Rút chìa khóa và mở cửa di chuyển ra khỏi xe. Lưu ý chúng ta không được lock cửa xe, xe để ở số N nếu có thể, kéo phanh tay và ra ngoài.
  • Xe bị ngập nước nếu được chúng ta nhờ sự trợ giúp xung quanh để đẩy xe qua vùng nước ngập hoặc vào lề đường cao hơn. Lý do chúng ta để tay số ở N và chỉ kéo phanh tay là để dành cho mục đích này và cứu hộ dễ dàng hơn.
  • Tuyệt đối không đề nổ máy xe. Tâm lý khi xe bị ngập nước, chúng ta muốn thử vận may, “đề máy biết đâu nó nổ lại và chạy qua được vùng nước”???? Điều này chúng tôi khuyên bạn tuyệt đối không nên thử, vì xác xuất chúng ta tốn vài trăm triệu cho 1 lần đề thử xem may mắn là 99%. Kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong ngành chúng tôi thấy được là 99% các bạn sẽ làm điều này. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ thật kỹ, thử xem các khả năng có thể xảy ra trong trường hợp này nhé:

                + 1 là tốn vài trăm triệu cho việc đề thử

                + 2 là tốn khoản 10-20 triệu cho để im,

                + 3 là không tốn 1 xu.

Có 1 vài trường hợp cực kỳ hiếm hoi, chiếm khoảng 1% không tốn đồng nào là do may mắn. Còn lại 99% : tốn vài trăm triệu nếu chúng ta đề lại máy xe. Việc cần làm lúc này chính là bình tĩnh liên hệ đơn vị sữa chữa để có phương án xử lý tốt nhất thì chi phí nhiều nhất chỉ tốn vài chục triệu là cao.

  • Trường hợp chúng ta tự ý đề máy lại nếu lỡ hư hỏng thì bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường. Lý do chúng ta không tuân thủ nguyên tắc vận hành (Chúng ta cũng đừng nghĩ công ty bảo hiểm sẽ không biết – họ biết rất rõ khi kiểm tra xe). Nếu chúng ta không tự đề lại thì 100% xe có thể sữa chữa lại bình thường, và thiệt hại không lớn.
  • Nếu không có ai giúp đẩy xe cần liên hệ cứu hộ, nhưng kinh nghiệm của tôi thì thời điểm đó gọi cứu hộ rất khó, thậm chí cứu hộ sẽ không nghe hotline , vì có quá nhiều xe nên quá tải với họ. Vì vậy lời khuyên của AUTOVN911 đối với các bạn là: khi gặp vùng trũng ngập nước nên dừng lại bên bờ quan sát các xe khác trước, đồng nghĩa với việc xe chúng ta sẽ cản trở những xe phía sau dừng lại để cùng hỗ trợ nhau, khi đó ai cũng như nhau cả vì vậy chúng ta nên thảo luận với nhau:  Qua từng xe một, nếu lỡ xe bạn chết máy thì họ tới phụ bạn đẩy xe vào lề hoặc qua vũng nước, nếu được số đông và vùng ngập không xa lắm thì 6 người cùng hợp lại đẩy xe qua vùng nước mà không cần nổ máy là giải pháp an toàn nhất. Điều này quả thật không phải đơn giản nhưng tôi hy vọng các “cánh tay xe” nên giúp nhau. Kết quả sau đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời này rất vui và ý nghĩa. Tin tôi đi, tôi đã làm điều này, giờ viết bài này tôi vẫn mĩm cười đầy tự hào và vui.

7. KIỂM TRA XE SAU KHI QUA VÙNG NGẬP

  • Để ý dưới sàn xe (chỗ để chân) có bị nước vào hay không. Nếu bị nước vào chúng ta nên nhanh chóng đến cơ sở sữa chữa tin tưởng để vệ sinh và lau khô nhanh nhất có thể. Chúng ta nên tuân thủ vì nếu để lâu sẽ có 2 vấn đề rất nghiêm trọng:

                  + 1 là có một mùi khó chịu và tốn tại mãi mãi trên xe, chúng ta chỉ có thể “sống chung” với mùi đặc trưng đó hoặc là bán xe

                  + 2 là sau 1 tuần những thiết bị điện, hộp điều khiển của xe sẽ bị oxy hóa và chết thiết bị điện, dấu hiệu nhận biết là sẽ có vài đèn báo lỗi hiện lên.

  • Để xe nổ tại chổ và nghe những âm thanh lạ.
  • Không được dùng còi xe sau 3 tiếng từ lúc qua vùng nước (nếu dùng thì rất dễ hư còi xe)
  • Những thiết bị như máy lạnh, nhạc….được bậc lại sau khi nổ máy tại chổ ít nhất sau 10 phút.

_ _ _

CÔNG TY TNHH TM DV AUTO911 (Gọi tắt: AUTOVN911) chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng ôtô. Đồng thời cung cấp phụ tùng, phụ kiện ôtô chính hãng 100%. AUTOVN911 hoạt động trên tiêu chí: chuyên nghiệp – uy tín – bền vững, chúng tôi cam kết đem đến quý khách những dịch vụ sửa chữa ôtô tốt nhất, mang đến sự hài lòng cao nhất với chi phí hợp lí nhất.

Thông tin liên hệ: AUTOVN911
CTY TNHH TM DV AUTO911
🏢 Địa chỉ: 1010 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM, VN.
📲 Hotline: 096 903 59 79
📬 Email: nguoisuaxe911@gmail.com
🌐 Website: http://autovn911.com / https://auto911.vn

Tác giả: AUTOVN911

Facebook Youtube
backtotop hover