CÁCH CHỈNH GHẾ LÁI XE Ô TÔ AN TOÀN & THOẢI MÁI

Vị trí ngồi phù hợp, tư thế lái thoái mái, tầm nhìn rộng, không bị hạn chế khi điều khiển là một trong những yếu tố giúp bạn có những chuyến đi an toàn và “khỏe nhất”.

Việc tuân thủ những quy tắc nhất định khi ngồi ghế lái giúp người tài xế có những phản ứng nhanh, chính xác nhất có thể tăng khả năng an toàn và giảm thiểu tai nạn.

Cùng AUTOVN911 chỉnh ghế khi lái xe nhé.

Có rất nhiều tài xế nhất là tài xế mới biết lái chưa có vị trí ngồi đúng khi lái xe, lỗi thường thấy nhất chính là bác tài ôm vô lăng rất chặc và ôm sát gần ngực.

Một tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách:

+ Ngồi thẳng, lưng áp sát vào ghế lái (với một số bác tài thường ngồi sát ôm vô lăng sát ngực là không đúng).

+ Không tạo khoảng trống giữa hông và ghế.

+ Khi điều khiển xe chỉ cần cánh tay và bàn chân di chuyển, các bộ phận khác của cơ thể cần được cố định.

+ Sau khi đã ngồi vào ghế đúng cách, tài xế có thể điều chỉnh cơ thể và chỉnh ghế cao thấp, xa gần sao cho thoải mái và phù hợp với trọng lượng cơ thể cũng như chiều cao ứng với xe.

1. ĐIỀU CHỈNH GHẾ LÁI XE

Với thiết kế hiện tại, ghế lái có bộ phần điều chỉnh sao cho phù hợp với vóc dáng mỗi bác tài. Do vậy, sau khi ngồi vào vị trí lái chúng ta tiến hành điều chỉnh ghế cho thoải mái cơ thể  người lái. Việc này giúp chúng ta thoải mái lái xe và giúp loại trừ những tác hại xấu ảnh hưởng đến cơ thể như: đau lưng, đau cột sống, hạn chế góc quan sát.

Để kiểm tra chúng ta nên khởi động xe và đạp ga/ đạp phanh thử vài lần để có sự điều chỉnh xe chuẩn xác.

Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn không nên lái xe với chân không hay mang giày cao gót….tốt nhất nên chọn những đôi giày dép giúp bạn “cảm” được chân phanh, chân gaz tốt nhất để có thể có những phản ứng nhanh, nhạy, chuẩn xác nếu gặp sự cố.

+ Không nên để ghế lái xa: chân duỗi thẳng khi đạp hết phanh (gót chân bị nhón lên khi đạp hết phanh). Việc này làm giảm lực và gây khả năng mất “cảm giác” lúc đạp phanh, đạp ga.

+ Không nên để ghế lái quá gần dễ gây ra những sự cố như: đầu gối chạm mép vô lăng, nó gây cản trở các thao tác của vô lăng, các va chạm gây khó chịu ảnh hưởng hành trình lái.

  + Cần ngồi thẳng: phần mông, lưng vuông góc và luôn dựa vào ghế

Cần phải ngồi sao giúp bạn thoải mái nhất và giúp quá trình lưu thông máu, không bị tê chân hoặc các triệu chứng khác khi cơ thể trong quá trình điều khiển xe. Mách bạn cách kiểm tra: cho 2 ngón tay vào khe giữa và mặt trong đầu gối. Nếu không cho được cả 2 ngón tay vào giữ khe hở thì chúng ta cần chỉnh ghế ra xa hơn.

 

2. ĐIỀU CHỈNH VÔ LĂNG

Chiều cao vô lăng chỉnh sao cho song song với góc của lưng ghế và dễ dàng quan sát bảng điều khiển xe. (Nút điều chỉnh vô lăng nằm ở trục vô lăng.)

Chúng ta chỉ cần ấn nút điều hướng đối với vô lăng điện và kéo đối với vô lăng chỉnh cơ để điều chỉnh khoảng cách, độ cao, thấp cho phù hợp.

Vô lăng luôn giữ tư thế 3 giờ và 9 giờ với bàn tay và thấp hơn vai.

3. ĐIỀU CHỈNH CHIỀU CAO GHẾ LÁI

Chiều cao của ghế đảm bảo để người lái dễ dàng quan sát.

+ Cần chỉnh ghế ngồi giúp mắt nằm trên tâm điểm của kính chắn gió, không được để tấm che nắng cản trở tầm nhìn nếu chúng ta kéo xuống.

+ Điều chỉnh sao cho khủy tay vừa chạm vào bệ cửa sổ.

+ Không được để vô lăng chạm vào chân. Khoảng cách ghế sao cho cách đầu gối ở góc 120 độ.

+ Với một số tài xế sở hữu vóc người nhỏ bé nhưng xe ô tô không có chức năng nâng -hạ ghế lái chúng ta cần trang bị thêm bộ đệm rời để  giúp tầm quan sát được đảm bảo, hổ trợ bảo vệ sức khỏe trong quá trình lái xe, loại bỏ cảm giác mệt mỏi, đau cổ vai gáy, cơ thể.

Sau khi hoàn thành điều chỉnh chiều cao của ghế lái ô tô cần kiểm tra lại chân ga, chân phanh 1 lần nữa nhé!

4. ĐIỀU CHỈNH TỰA ĐẦU CỦA GHẾ 

Đây là một trong những thao tác “bị bỏ quên” nhưng thật ra lại rất quan trọng giúp bảo vệ cổ khi có sự cố và giúp chúng ta không bị mỏi cổ khi lái xe.

Chúng ta canh chỉnh ghế tựa theo: Mép trên ghế cao ngang bằng mép đỉnh đầu (như hình).

5. ĐIỀU CHỈNH DÂY AN TOÀN/ SEAT BELT

Khi sử dụng seat belt cần nhớ rằng đó là đang giữ an toàn cho chúng ta, nên loại bỏ suy nghĩ: mang để đối phó CSGT.

Dây an toàn đeo đúng cần đảm bảo: thắt qua vai và dưới bụng để khi xảy ra sự cố dây sẽ giữ chặt khung xương chậu.

Không để phần dây ngang của seat belt trên bụng vì không bám vào khung xương chậu, tạo áp lực lên nội tạng khi có sự cố. Những lái xe là bà bầu cũng cần lưu ý tuân thủ khi mang seat belt.

Bài viết có sử dụng hình ảnh trên internet

_ _ _

CÔNG TY TNHH TM DV AUTO911 (Gọi tắt: AUTOVN911) chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng ôtô. Đồng thời cung cấp phụ tùng, phụ kiện ôtô chính hãng 100%. AUTOVN911 hoạt động trên tiêu chí: chuyên nghiệp – uy tín – bền vững, chúng tôi cam kết đem đến quý khách những dịch vụ sửa chữa ôtô tốt nhất, mang đến sự hài lòng cao nhất với chi phí hợp lí nhất.

Thông tin liên hệ: AUTOVN911
CTY TNHH TM DV AUTO911
🏢 Địa chỉ: 1010 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM, VN.
📲 Hotline: 096 903 59 79
📬 Email: nguoisuaxe911@gmail.com
🌐 Website: http://autovn911.com / https://auto911.vn

Tác giả: AUTOVN911

 

Facebook Youtube
backtotop hover